Messenger
Telegram
Call
Whatsapp
Chat Zalo

Thủ tục nhập khẩu hàng Lào bao gồm những gì?

Thủ tục nhập khẩu hàng Lào bao gồm những gì?

Với mỗi loại hàng hóa khi nhập khẩu hàng từ Lào về sẽ có mỗi giấy tờ và thủ tục khác nhau. Việc làm thủ tục hải quan cần phải nắm rõ quy trình và các thủ tục liên quan để tránh những chi phí phát sinh không đáng có. Vậy để biết rõ những Thủ tục nhập hàng Lào bao gồm những gì thì bạn có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của Chúng tôi – Delta Laos Logistics

Tại sao nên nhập khẩu hàng hóa từ Lào?

Lào, với vị trí địa lý thuận lợi và các hiệp định thương mại song phương, đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường. Nhập khẩu hàng hóa từ Lào mang đến nhiều lợi thế như:

  1. Giá cả cạnh tranh: Nhiều mặt hàng sản xuất tại Lào có giá thành khá hấp dẫn so với các nước khác trong khu vực.
  2. Chất lượng sản phẩm tốt: Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nông sản của Lào được đánh giá cao về chất lượng.
  3. Hiệp định thương mại Việt Nam – Lào: Hiệp định này tạo ra nhiều ưu đãi về thuế quan, giúp giảm chi phí nhập khẩu.
  4. Tiềm năng phát triển: Thị trường Lào đang ngày càng mở rộng, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Các mặt hàng phổ biến nhập khẩu từ Lào: Gỗ, nông sản (cà phê, tiêu, gạo), thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may,…

Thủ tục nhập khẩu hàng Lào bao gồm những gì?

Bước 1: Xác định kiểm tra hàng hóa nhập khẩu

Việc xác định loại hàng hóa nhập khẩu là loại hàng hóa thuộc diện nào, danh mục nào làm giấy tờ, ngoài ra để loại bỏ được những rủi ro, phát sinh khi gặp phải hàng hóa bị cấm, hoặc hàng hóa không có giấy phép xuất nhập khẩu…

thu-tuc-nhap-khau-hang-lao-deltalaoslogistics

Bước 2: Kiểm tra giấy tờ hồ , chứng từ liên quan

Bộ chứng từ cơ bản bao gồm:

  1. Sales contract: Hợp đồng thương mại
  2. Commercial Invoice Or Invoice: Hóa đơn thương mại (03 bản chính)
  3. Packing list: Bảng kê khai hàng hóa chi tiết (03 bản chính)
  4. Truck bill: Vận đơn (03 bản chính)
  5. C/O: Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng
  6. Chứng từ khác (nếu có)

Thông thường, các tài liệu này được người bán gửi cho người mua. Tuy nhiên nên kiểm tra bản nháp trước khi gửi bản gốc về Việt Nam.

Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan

Doanh nghiệp cần phải hoàn tất điền các thông tin đầy đủ trên phần mềm khai báo hải quan điện tử VNACCS. Nếu là lần đầu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thì phải đăng ký tài khoản, việc này có thể thực hiện trên Website của hải quan.

Tờ khai hải quan sau khi được truyền xong thì hệ thống sẽ tự động hiện kết quả phân luồng:

  1. Luồng xanh: Hàng hóa được thông quan, miễn kiểm trả hàng hóa.
  2. Luồng vàng: Đơn vị Hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa, hồ sơ giấy tờ của hàng.
  3. Luồng đỏ: Hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa và các giấy tờ hồ sơ của bạn.

Bước 4: Nộp thuế và lấy lệnh giao hàng (Delivery Order)

Sau khi tờ khai hải quan được thông qua, bạn phải tiến hành đóng 2 loại thuế chính là Thuế nhập khẩu và Thuế VAT, và một số loại thuế khác tùy theo loại hàng.

Sau đó để có được lệnh giao hàng, bạn phải chuẩn bị đủ những giấy tờ sau:

  1. Giấy giới thiệu của Công ty nhận hàng trên thông báo hàng đến.
  2. Thông báo hàng đến
  3. Bản sao vận đơn (Truck Bill)
  4. Vận đơn bản gốc có dấu xác nhận của lãnh đạo công ty.

Đối với lấy lệnh giao hàng với hàng Container thì bạn cần chú ý giấy tờ đi kèm như sau:

  1. Giấy tờ mượn Container
  2. Giấy hạ Container rỗng
  3. Hạn lệnh giao hàng ( kiểm tra xem lệnh còn hạn hay không)
  4. Lưu ý Hóa đơn

Bước 5: In phiếu giao nhận hàng hóa, thanh lý và lấy hàng

Sau khi tờ khai được thông quan, bạn vào mục in danh sách mã Container để nhập thông số và in mã vạch tờ khai, phiếu nhận hàng hóa. Tiếp đến đưa 2 mã vạch đi thanh lý Hải quan giám sát.

Sau khi thanh lý xong, bạn phải đưa giấy tờ giao nhận hàng hóa và giấy hạ Container rỗng cho xe để vào lấy hàng.

thu-tuc-nhap-khau-hang-lao-deltalaoslogistics (2)

Bước 6: Hoàn tất các thủ tục hồ sơ chuyển đơn hàng và thanh toán công nợ

Sau khi hoàn tất thủ tục, thì nhân viên sẽ tổng hợp lại hết hồ sơ, tờ khai hải quan để lưu trữ lại. Và mang bộ hồ sơ đến ngân hàng để xác nhận thanh toán.

Những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu hàng từ Lào

Rủi ro và thách thức

  1. Rào cản ngôn ngữ: Khác biệt về ngôn ngữ có thể gây khó khăn trong việc giao tiếp và đàm phán
  2. Khác biệt về văn hóa kinh doanh: Hiểu rõ văn hóa kinh doanh của Lào để xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả
  3. Quy định hải quan thay đổi: Các quy định hải quan có thể thay đổi thường xuyên, đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhập thông tin liên tục

Cách thức giảm thiểu rủi ro

  1. Tìm hiểu kỹ về thị trường và đối tác: Nghiên cứu kỹ về thị trường Lào, lựa chọn đối tác uy tín và đáng tin cậy
  2. Sử dụng dịch vụ của công ty vận tải và hải quan uy tín: Các công ty sẽ giúp bạn hoàn thành các thủ tục hải quan nhanh chóng và hiệu quả
  3. Tham gia các hội thảo, khóa đào tạo về xuất nhập khẩu: Nâng cao kiến thức và kỹ năng về xuất nhập khẩu

Chi phí nhập khẩu từ Lào bao gồm những chi phí nào?

Chi phí nhập khẩu bao gồm nhiều yếu tố như:

  1. Chi phí vận chuyển: Phụ thuộc vào khoảng cách, loại hình vận chuyển và trọng lượng hàng hóa
  2. Chi phí hải quan: Bao gồm các thuế nhập khẩu, phí làm thủ tục…
  3. Chi phí bảo hiểm: Bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển
  4. Chi phí khác: Phí lưu kho, phí kiểm định,…

Cách tính toán chi phí: Để tính toán chính xác chi phí nhập khẩu, doanh nghiệp cần tham khảo bảng giá cước vận chuyển, thuế suất nhập khẩu và các chi phí khác từ các đơn vị cung cấp dịch vụ

Delta Laos Logistics – Công ty vận chuyển và làm thủ tục nhập khẩu hàng Lào

DELTALAOS – chúng tôi là công ty vận chuyển nhập khẩu hàng hóa đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển và làm thủ tục nhập khẩu hàng từ Lào. Không những đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Lào về Việt Nam, mà còn có nhân viên tư vấn hỗ trợ khách hàng ở mọi thời điểm. Cam kết sẽ đền bù hàng hóa nếu có hư hỏng trong quá trình nhập khẩu hàng từ Lào về. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay qua HOTLINE 0828777286.

don-vi-van-chuyen-nhap-khau-hang-lao-deltalaoslogistics

Câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Lào

Thời gian thông quan hàng hóa mất bao lâu?

Thời gian thông quan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình hàng hóa, số lượng, thủ tục hải quan… thông thường, quá trình thông quan có thể mất từ vài ngày đến vài tuần.

Làm thế nào để tìm kiếm nhà cung cấp uy tín tại Lào?

Bạn có thể tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm nhập khẩu từ Lào, tham gia các hội chợ triển lãm hoặc tìm thông tin trên các nền tảng thương mại điện tử.

Những chính sách ưu đãi khi nhập khẩu hàng từ Lào?

Bạn nên tìm hiểu về các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Lào để biết thêm về nhiều chính sách ưu đãi.

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Lào là một cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần nắm rõ các thủ tục hải quan và quy định liên quan. Bài viết này, Delta Laos Logistics – chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và hữu ích. Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với các cơ quan hải quan hoặc các công ty dịch vụ xuất nhập khẩu để được tư vấn cụ thể.

Sang Keo Deltalaos Logistics

RELATED ARTICLES

+10
NĂM KINH NGHIỆM

+5
CHỊ NHÁNH KHO HÀNG

99%
KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG

+23000
ĐƠN HÀNG THÀNH CÔNG

+300
ĐỐI TÁC LỚN